Quy trình thi công sơn nước đúng tiêu chuẩn, đội thợ sơn, kỹ thuật sơn…, là những yếu tố mà Sơn Kansai cùng Cty Nam Phong đưa tầm quan trọng lên hàng đầu để tạo nên chất lượng cho mỗi công trình.
Chính vì vậy việc lựa chọn một nhà thầu, một công ty thi công sơn nước đảm bảo chất lượng công trình cũng như độ bền đẹp là cả một vấn đề. Cty Nam Phong đã và đang không ngừng cải tiến và hoàn thiện khả năng của mình ở mỗi hạng mục công trình.
Quy trình thi công sơn nước như thế nào được xem là chuẩn nhất?
Để tạo ra một công trình với lớp sơn đẹp, chất lượng sơn đóng góp 50% và 50% còn lại phụ thuộc vào tay nghề của thợ sơn. Vậy, như thế nào là một quy trình sơn đúng cách? Cùng sơn Kansai đưa ra các bước không thể thiếu trong Quy trình thi công sơn của một thợ sơn lành nghề nhé.
BƯỚC I: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH SƠN
– Ngôi nhà có mấy mặt tiếp xúc với không gian để sử dụng sơn chống thấm hay sơn màu.
– Kiểm tra sơ bộ chất lượng xây dựng: Bề mặt tường có lồi lõm nhiều không? Cát sử dụng để xoa trát có đảm bảo yêu cầu (độ mịn, hạt nhỏ, không lẫn nhiều tạp chất bẩn) kỹ thuật không?
– Kiểm tra tường có bị ngấm nước không? Tìm, phát hiện ra và triệt tiêu nguồn rò rỉ nước và kết hợp sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng.
– Chỉ thi công sơn khi thời tiết khí hậu khô ráo, tuyệt đối không thi công trong điều kiện thời tiết không đảm bảo như: Mưa, bão gió, thời tiết nồm – quá ẩm.
1. Với bề mặt tường mới
– Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 21-28 ngày). Độ ẩm tường phải dưới 16% (theo máy đo độ ẩm ProtiMeter).
– Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
– Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
– Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
(Lưu ý: Chỉ cần lăn một nước mỏng, không nên lăn quá nhiều nước).
2. Với bề mặt tường cũ
– Với bề mặt tường cũ, cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột bả cũ khi như dầu mỡ… bằng máy phun nước sạch áp suất cao. Xử lý các khu vực bị nấm mốc, tảo nấm bằng dung dịch khủ nấm mốc.
– Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn các lớp này đã mất độ bám dính.
– Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi thi công sơn bả.
Kiểm tra bề mặt là một khâu không thể thiếu trong quá trình thi công
BƯỚC II: TIẾN HÀNH THI CÔNG SƠN
1. Thi công bột bả
a. Bả lớp 1
– Dùng một trong các loại bột bả nội thất hoặc bột bả ngoại thất của Cty Nam Phong phân phối (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột).
– Trộn 1 nước với 2.5 phần bột theo thể tích. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
– Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h).
b. Bả lớp 2 (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn)
– Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
– Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
– Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
– Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
– Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.
* Chú ý: Khi thi công bột bả không bả quá dày dẫn đến sơn bong cả mảng, không đông kết, không bám vào bề mặt tường.
2. Lăn sơn lót
– Khi tường khô, vệ sinh tường sạch sẽ, trước khi lăn sơn phải khuấy đều, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày 100micro.
– Mỗi lớp lăn cách nhau từ 30 phút đến 1h (tùy theo thời tiết). Đặc trưng khí hậu Việt Nam nóng ẩm, do vậy ta nên dùng sơn lót chống kiềm hoặc sơn chống thấm.
* Chú ý: Nên dùng sơn lót chống kiềm của sơn Kansai để chống kiềm, chống thấm các chất kiềm thoát ra từ trong tường làm cho bề mặt tường loang màu, nấm mốc.
3. Lăn sơn phủ ( Sơn hoàn thiện)
– Lăn từ 2 đến 3 lớp sơn phủ để sơn đều màu, mỗi lớp sơn cách nhau từ 30 phút đến 1h, tác dụng của sơn phủ mang đến cho tường sự mịn màng, bóng loáng và đẹp như bạn mong đợi.
+ Trước khi lăn sơn phải khuấy đều thùng sơn từ 2 đến 3 phút để sơn dẻo và tăng độ thẩm thấu của sơn, các thành phần của sơn được trộn đều sẽ tốt hơn. Do trong sơn có nhiều loại hoá chất có tỷ trọng khác nhau, nên không khuấy đều sẽ dẫn đến chỗ đậm màu, chỗ nhạt màu.
+ Trước khi khuấy đều không được chia thùng (lon) sơn ra làm hai phần dẫn đến hai phần sơn khác nhau về chất lượng và màu sắc.
+ Tuyệt đối không lăn sơn trong nhà ra ngoài trời dẫn đến sơn một thời gian sẽ bị phấn hoá.
+ Không lăn sơn phủ quá mỏng dẫn đến sơn bị xuống màu nhanh.
+ Đối với ngôi nhà thoáng có nhiều cửa sổ, không bị che chắn dẫn đến cường độ ánh sáng khuếch tán vào nhà nhiều ta nên sử dụng sơn ngoài trời vào trong nhà để sản phẩm không bị phấn hoá, tránh xoa ra tay.
Theo dõi và cập nhật các bài viết tiếp theo của Nam Phong để biết các xu hướng sơn nhà đẹp mới và các tips hữu ích khi thi công nhé.