banner-post
Hướng dẫn xử lý tường cũ trước khi sơn lại
Nếu như các bạn không tiến hành xử lý tường cũ trước khi bắt tay vào công đoạn sơn mới thì chắc chắc sẽ lãnh đủ hậu quả vì việc nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Công việc này không hề phức tạp, các bạn tham khảo hướng dẫn xử lý tường cũ trước khi sơn ở bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xử lý tường cũ trước khi sơn lại

Bạn muốn tu sửa nhà và bạn đang tìm hiểu kỹ thuật sơn lại tường cũ???

Tường nhà cũ sau nhiều năm sử dụng không tránh khỏi sự xuất hiện của các vết bẩn sinh hoạt, vết bút do trẻ em tinh ngịch… Lâu hơn thì tuổi thọ của căn nhà cũng có thể xuống cấp. Tường nhà cũ nếu không kịp thời sửa chữa và khắc phục sẽ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn ngôi nhà và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Xử lý tường cũ trước khi sơn lại có quan trọng không? Các bước thi công cụ thể như thế nào? Những điều cần phải chú ý khi chuẩn bị tường cũ trước khi sơn lại?

Để tuổi thọ của màng sơn được cao thì khi sơn lại ta cần phải cẩn thận trong tất cả các công đoạn. Trong kỹ thuật sơn lại tường cũ ngoài những yếu tố như chất lượng sơn, kỹ thuật thi công… thì còn 1 yếu tố rất quan trọng nữa. Đó là xử lý tường cũ trước khi sơn lại. Cách xử lý như nào thì đúng? Lớp sơn cũ sẽ là bề mặt để lớp sơn mới bám lên. Vì vậy nếu lớp này không chắc chắn thì lớp sơn mới cũng vậy và nhanh chóng bị hỏng.

Nam Phong sẽ giới thiệu kỹ thuật sơn lại tường cũ, trình bày cụ thể những bước cần thiết cũng như những điều cần lưu ý khi xử lý tường cũ. Chỉ cần đảm bảo quy trình này thì bạn sẽ có 1 màng sơn mới đẹp và bền vững.

Các bước xử lý tường cũ trước khi sơn lại

1. Xử lý chống thấm

Nếu tường có hiện tượng thấm thì bạn phải xử lý chống thấm triệt để. Nếu không thì khi sơn lại nước thấm sẽ lại phá hủy màng sơn mới.

Sau khi chống thấm xong bạn hãy để cho tường khô ráo khoảng 2 đến 3 tuần rồi mới tiến hành sơn. Mục đích để nước còn thấm trong tường bay hơi ra hết.

ky-thuat-son-lai-tuong-cu

2. Cạo bong tróc

Với những mảng tường có dấu hiệu bong tróc thì bạn phải cạo hết. Bạn có thể sử dụng dao bả để cạo cho dễ. Bạn lưu ý là ta không cần cạo hết cả lớp sơn cũ ra. Chỗ nào còn chắc thì thôi.

3. Bả vá

Ta kiểm tra trên tường có những lỗ, vết xước, lõm sâu thì tiến hành bả để làm phẳng. Khi bả bạn hãy lưu ý là những chỗ lõm sâu thì ta nên bả 2 lớp mỏng sẽ đẹp hơn.

4. Xả nhám

Đợi cho những chỗ bả thật khô ta mới tiến hành xả nhám để làm nhẵn. Bạn lưu ý không dùng giấy nhám có số nhỏ quá nhé. Số càng nhỏ thì giấy càng thô nếu giáp sẽ bị xước sâu. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng giấy nhám có chỉ số từ 120 – 180 là được.

Ngoài ra thì để tốt nhất bạn nên chà qua toàn bộ bề mặt 1 lượt để sơn bám tốt hơn. Đặc biệt là nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì bạn càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.

son-noi-that-decor-9

5. Quét sạch bụi

Để chuẩn bị sơn thì sau khi thực hiện những bước trên bạn còn phải làm 1 việc nữa. Đó là quét sạch bụi do quá trình chà nhám cũng như là bẩn bám trên tường. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải là bám vào tường.

Trên đây là 5 bước quan trọng cần xử lý tường cũ trước khi sơn lại mà bạn phải lưu ý. Ngoài ra để có màng sơn đẹp và mịn nhất tôi khuyên các bạn hãy chọn sơn Kansai của Cty Nam Phong để ngôi nhà của bạn có lớp sơn hoàn hảo, bền, đẹp. Bạn có thể sử dụng dịch vụ sơn sửa nhà trọn gói của chúng tôi.

3 Comments

  1. It’s going to be finish of mine day, but before end I am reading this wonderful article to increase my experience.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *