banner-post
Kỹ thuật sơn lại tường cũ
Sơn lại nhà cũ được coi là một hạng mục khá khó, phần nguyên vật liệu và các bước thi công tương đối nhiều. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đến quy trình khi sơn lại tường các bạn nhé

Kỹ thuật sơn lại tường cũ

Sau bao năm ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ, nấm mốc, bong tróc… Bạn muốn thay đổi phong cách cho ngôi nhà, muốn trang hoàng lại cho ngôi nhà mình được mới mẻ. Vậy bạn đừng bỏ qua bài viết mà Nam Phong giới thiệu về cách sơn lại tường nhà cũ. Sử dụng sơn Kansai mà chúng tôi phân phối để ngôi nhà thêm sáng sủa, tươi mới trở lại như mong muốn của bạn nhé!

Quy trình sơn lại tường nhà cũ

1. Xử lý tường nhà cũ

Trước khi sơn lại chúng ta phải xử lý các vấn đề sau:

–   Xử lý chống thấm cho tường nhà cũ: Nước bị thấm, độ ẩm cao trong tường là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng như: Nấm mốc, bong tróc vữa, sơn. Khi gặp những hiện tượng này, bạn phải kiểm tra tường và phía ngoài tường nhà.

+ Nếu như tường bị nứt bạn phải dùng các loại vữa chống thấm chuyên dụng để xử lý các vết tường nứt như: Vữa chống thấm Sika, Lanko, Mapei…

+ Ở ngoài tường thường là phần mái có vị trí nào có nước đọng. Bạn phải xử lý thoát nước cho các vị trí này, không để lúc nào mưa xong là nước đọng đầy mái

+ Sau cùng là bạn lăn một lớp chống thấm lên bề mặt tường cũ

–  Đối với xử lý các vết trên tường: Trường hợp tường nhà bạn và các vết sơn có liên quan đến vữa thì phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ (bằng cây sủi hay bàn chải sắt), sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.

–  Xử lý màu sơn cũ: Nếu màu sơn cũ quá đậm đặc hoặc quá khác biệt với màu sơn mới, hoặc chất lượng sơn mới kém, độ bao phủ thấp thì không nên sơn đè trực tiếp sơn mới lên sơn cũ. Nên sơn một lớp màu trắng để che đi màu cũ. Có thể pha loãng hơn một chút. Nếu màu mới và màu cũ là tương đương, thì có thể sơn lớp mới đè lên lớp cũ bình thường.

ky-thuat-son-lai-tuong-cu
ky-thuat-son-lai-tuong-cu

2. Cách sơn lại tường nhà cũ

2.1. Chuẩn bị : 

–  Sau khi đã tính toán lượng sơn, màu sơn phù hợp và đơn vị mua sơn uy tín để đảm bảo chất lượng. Bạn có thể tin tưởng tuyệt đối vào sơn KansaiCty Nam Phong là nhà phân phối uy tín tại miền bắc.

–  Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà cho mình như: Giấy nhám, thùng sơn, cọ quét, con lăn…

–  Đảm bảo bề mặt tường đã khô và được xử lý chống thấm theo như đúng kỹ thuật sơn tường nhà cũ

–  Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị thì mình bắt tay vào việc sơn tường

2.2. Tiến hành sơn

Ở bước này nên chú ý tới sơn bề mặt trước sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính sau đó là lăn sơn màu:

– Thi công sơn lót: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.

– Thi công sơn phủ: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 02 lớp sơn phủ màu.

2.3. Dặm màu và vệ sinh sau khi sơn 

Trong quá trình lăn sơn sẽ có vài trục trặc nhỏ xảy ra như bụi bám vào sơn mới, va đập,… Thế nên bạn cần kiểm tra nếu thấy cần chỉnh sửa gì thì nên làm ngay.

Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

Cuối cùng là bạn vệ sinh bề mặt tường sau khi đã tiến hành các bước sơn nhà.

2.4. Lưu ý đối với sơn tường ngoài trời

Bạn cũng tuân theo các bước sơn tường như nội thất phía trên. Nhưng đối với lớp sơn cũ thì bạn cần phải cạo hết. Sau đó phủ lớp sơn lót chống kiềm phía trên làm tăng độ kết dính cho bề mặt tường. Tiếp đó, trét 2 lớp bột trét tường để làm phẳng bề mặt. Lăn thêm một lớp lót chống kiềm nữa. Cuối cùng là hoàn thiện bằng một lớp sơn màu thật mịn màng.

Những lưu ý khi lăn sơn lại tường nhà

Khi sơn nhà để tránh được những sai sót không đáng có bạn cần lưu ý vấn đề sau:

– Nguyên liệu cho sơn nhà cần đầy đủ, không thiếu và không thừa.

– Gia chủ cần chú ý lấy tấm carton, nilon hay tấm bạt che đậy những đồ đạc, nội thất bên dưới để để phòng sơn rớt xuống và bám lên đồ của mình. Nếu thấy cần thiết thì cho di chuyển ra chỗ khác.

– Người cầm lăn sơn nên chú ý không để sơn bắn vào mắt, miệng,…

– Khi lăn sơn ở những khu vực cao cần phải chú ý để không ngã, té hay xảy ra tai nạn chấn thương nào.

Với chia sẻ kỹ thuật sơn lại tường cũ trên hi vọng có thể giúp bạn nắm được sơn lại nhà như thế nào cho đúng quy trình. Nếu cần tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây, hoặc liên lạc trực tiếp theo Hotline: 0904 335 335

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *